Optimistic locking là gì?
Đây là một kĩ thuật xử lí vấn đề khi người dùng cùng làm việc trên một tập dữ liệu, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến nhau. Nói cách khác, không có một khoá hay vấn đề gì ngăn cản người dùng cả, chúng ta chỉ kiểm tra lazy xem đang có một phiên nào khác đang sửa tập dữ liệu này không. Nếu có, ta sẽ rollback lại dữ liệu
Bài toán thực tế
- Giả sử, bạn đang làm việc trên một bài toán khá đơn giản: một cửa hàng bán đồ điện tử. Nhiệm vụ của bạn là một giao diện admin để có thể lấy toàn bộ sản phẩm, thêm mới, cập nhật vài sản phẩm nào đó, xoá vài sản phẩm đi. Một bài toán CRUD đơn giản.
- Lúc này, ta có 2 nhân viên đang trực ca và sử dụng hệ thống – Alice và Bob. Một ngày đẹp trời, Alice mới nhập kho vài chiếc màn máy tính phiên bản mới “Acer 2023”, cô muốn sửa tên “Acer 2022” trong sản phẩm cửa hàng thành “Acer 2023”. Đúng lúc này, Bob cũng đang muốn sửa tên của sản phẩm “Acer 2022” một cách fancy hơn, như là “Acer 2022 144hz”.
Quá trình xảy ra như sau:
- Alice mở thông tin của món hàng, mở lên giao diện sửa tên. Bỗng nhiên, máy pha cà phê của cô báo hoàn thành, cô lập tức chạy đi lấy cà phê
- Ở phía Bob, anh cũng đang mở thông tin món hàng “Acer 2022”, sửa tên thành “Acer 2022 144hz”, sau đó đi chơi
- Alice quay trở lại, cô cũng nhập tên “Acer 2023”, sau đó ấn nút save
- Bob đi chơi về và: ủa? sao lại thành tên này rồi?. Anh hỏi Alice thì cô cũng một mực khẳng định là tên hiển thị trong giao diện sửa của cô lúc sửa là “Acer 2022”, chứ chưa phải là “Acer 2022 144hz”
Vậy ai là người sai ở đây?
- Là Alice, người ấn save lần cuối
- Hay là Bob, người ấn đầu tiên?
Để xử lí vấn đề này, Optimistic locking đưa ra cách giải quyết là: các user cần được cập nhật rằng tập dữ liệu đã thay đổi
Một vài ví dụ có thể bạn từng thấy trong các ứng dụng về Optimistic locking
- Bạn đang ở màn hình chọn voucher của shopee, sau khi chọn xong và chuẩn bị thanh toán. Lúc ấn thanh toán, bạn được báo “một vài voucher đã hết/thay đổi, vui lòng xem lại”
- Bạn đang xem giá xe ở Grab, thì có thông báo yêu cầu reload lại do giá đã thay đổi
- Bạn xem một post ở Facebook, lúc viết comment thì có thông báo “bài viết có thể không tồn tại nữa”
- Khi bạn thực hiện commit
Các phase của Optimistic locking
- Lưu lại timestamp, thời gian cuối khi mà một phiên bắt đầu
- Bắt đầu sửa dữ liệu
- Validate kiểm tra lại, kiểm tra xem thời gian lần cuối lưu ở phía client có giống với thời gian ở phía database không
- Nếu không có conflict xảy ra, cập nhật mọi dữ liệu. Còn không thì resolve nó, có thể là huỷ phiên hiện tại, hoặc cho phép merge, ….
Áp vào bài toán của chúng ta, ta có flow như sau
- Alice thực hiện sửa ở phía local của Alice, ở database lúc này lưu “số phiên bản” của món đồ này là 1
- Bob thực hiện sửa, sau đó lưu lại. Database cập nhật phiên bản lúc này đã là “2”
- Alice ấn nút lưu, phát hiện phiên bản sai lệch, đưa ra cách xử lí nào đó cho người dùng
Tổng kết
Optimistic locking ngăn các vấn đề conflict dữ liệu xảy ra bằng cách kiểm tra conflict, sau đó tạo ra các cách resolve nó (merge, bỏ phiên, …)
- Nó được gọi là Optimistic locking (khoá lạc quan)…. vì chúng ta lạc quan là khả năng conflict khá ít xảy ra
- Phù hợp với nhiều món hàng, record và ít nguwofi dùng
- Cho phép 1 cách nhiều người dùng làm trên 1 dữ liệu
- Tốn ít công sức hơn, không cần khoá, …
- Nhưng nếu conflict xảy ra, thường user sẽ phải làm lại phiên hoàn toàn …
Tham khảo:
- https://medium.com/@iamprovidence/optimistic-locking-in-practice-9b53415fb10a
- https://en.wikipedia.org/wiki/Optimistic_concurrency_control
Đọc thêm: