- [Phần 1] Session Token và JWT Token, Refresh Token, khi nào quyết định sử dụng, ưu và nhược điểm
- [Phần 2] Session Token và JWT Token, Refresh Token, khi nào quyết định sử dụng, ưu và nhược điểm
Bearer Token
- Lúc này, ta đã đang thực hiện giao tiếp với server qua token, có một câu hỏi đặt ra là, làm sao để gửi token đó cho phía server?
- Hiển nhiên, ta có thể làm điều ở ở body của request, ở param, … hoặc ở cookie. Tuy nhiên, có một cách thông dụng và được sử dụng hầu hết hiện nay để chuyển 1 token không qua cookie đó là sử dụng dạng “Bearer” https://tools.ietf.org/html/rfc6750
- Bearer lúc đầu được tạo ra nhằm phục vụ cho OAuth2 (sẽ nói thêm sau)
- Để gửi 1 token qua api, ta chỉ cần để nó ở header Authorization
Authorization: Bearer QDAmQ9TStkDCpVK5A9kFowtYn2k
- Việc sử dụng giao tiếp qua Authorization cũng cho phép ta sử dụng header WWW-Authenticate để giúp đầu api “thân thiện” với http hơn
- WWW-Authenticate có thể theo kèm một tham số là “realm”, bạn có thể hiểu trường này như một trường nhằm định dang đầu api hiện tại. VD nếu realm = admin, thì client sẽ hiểu đầu api này cần token dành cho admin, nếu realm = users thì là các đầu api open cho user
- Ngoài ra, ta cũng có thể thêm các thông báo về việc token hết hạn, sai, …
HTTP/1.1 401 Unauthorized
WWW-Authenticate: Bearer realm="users", error="invalid_token",
error_description="Token has expired"
- Phần này giúp phía client có thể biết là token đã hết hạn và yêu cầu tạo token mới
- Để lưu token ở phía client mà không cần sử dụng cookie, ta có thể sử dụng các bộ nhớ có sẵn của trình duyệt như
- sessionStorage: Các thực thể có thể được lưu tại đây, bộ nhớ chỉ là tạm thời và bị xoá khi tab bị đóng
- localStorage: Dữ liệu được lưu kể cả khi trình duyệt đóng và chỉ xoá nếu ta yêu cầu
- Nghe sessionStorage giống với cookie, tuy nhiên sessionStorage sẽ không share giữa các tab với nhau. Tức là cookie sẽ share giữa các tab, nhưng chỉ chung 1 domain (tức là phân biệt bằng tên miền). Còn sessionStorage chỉ lưu trạng thái ở tab hiện tại
JWT Token
- Ta đã đi qua cách authentication bằng sử dụng basic authentication, rồi đến token được lưu ở cookie hoặc local/session storage. Tuy nhiên các cách thức này đều yêu cầu token cũng phải được lưu ở phía server.
- Tức là mỗi truy vấn vào server, ta lại phải gọi vào database, với hàng triệu, hàng tỉ token ngày càng tăng lên để kiểm tra xem token có tồn tại chưa, có hết hạn chưa, … Chưa kể đến ta còn phải giải mã token ra nếu ta mã hoá nó trong database (thường là có)
- Việc này tạo thành một bài toán lớn và ngày càng khó giải khi số lượng user tăng cao
- Lúc này, có một giải pháp khác đã được tạo ra, đó là JWT (Json Web Token)
- Định nghĩa: JWT hay JSON Web Token là một format thông dụng cho các token ở dạng “self-contained” (chỉ lưu ở client). JWT thường bao gồm các claims (các khẳng định rằng user này có gì, có kia) và các quyền của user. VD, JWT sẽ chứa là user có quyền được vào trang a, trang b, ….
- JWT ngoài ra được mã hoá crypto để bảo vệ khỏi các vấn đề bảo mật liên quan
Lưu JWT ở phía Client
- Bạn sẽ có câu hỏi: Làm sao để một token chỉ có thể lưu ở client mà không ở server, vậy thì làm sao ta biết là token nào là thoả mãn, chưa bị người khác sửa, thêm quyền kiểu admin vào và cầm token đó đi request server?
- Một trong các cách được đề ra có thể xem qua ảnh sau. Tức là khi phía server sinh ra 1 token thoả mãn, ta sẽ thêm 1 key (HMAC) vào đuôi của token.
- Hmac được sinh ra từ claims và 1 đoạn key, điều này giúp kiểm tra nếu đoạn claims đã bị sửa đổi thì phần HMAC sẽ không trùng khớp nữa.
- Điều này đảm bảo là người khác khi sửa gì đó thì sẽ không thoả mãn nữa do ta có phần đuôi tag để kiểm tra xem. (Server sẽ thử giải mã phần key xem có đúng với ban đầu không, key này chỉ server biết)
- Cấu trúc JWT có 3 phần
- Header: Chứa các thông tin về kiểu token này dùng mã hoá dạng gì, …
- Claims: Phần chứa thông tin ta muốn để trong token, ví dụ quyền của user
- HMAC Tag: Phần mã hoá đảm bảo tính toàn vẹn của token
- JWT trở lên ngày càng phổ biến ở những năm gần đây do JSON Web Tokens đã được tiêu chuẩn hoá vào 2015. (Trước đây ta gọi những token stateless bên trên là JSON Token). JWT là một chuẩn với chức năng tương tự như ý tưởng JSON Tokens ban đầu, nhưng có một số chức năng thêm:
- Một quy định chung cho phần header chứa các thông tin kèm cho JWT, ví dụ như thuật toán mã hoá, …
- Một số chuẩn chung về phần claims, là trường nào lưu gì, …
- Nhiều thuật toán khác nhau để mã hoá và xác thực.
- Tuy rằng JWT chỉ là một quy chuẩn định nghĩa tại https://tools.ietf.org/html/rfc7519, nó được xây dựng từ một tập hợp nhiều quy chuẩn được gọi là JSON Object Signing and Encryption (JOSE). JOSE chứa nhiều tiêu chuẩn sau:
- JSON Web Signing (JWS, https://tools.ietf.org/html/rfc7515) định nghĩa cách các JSON Object được xác minh bằng HMAC hoặc các dạng chữ ký số khác
- JSON Web Encryption (JWE, https://tools.ietf.org/html/rfc7516) định nghĩa cách mã hoá
- JSON Web Key (JWK, https://tools.ietf.org/html/rfc7517) định nghĩa format của khoá crypto và các thông tin liên quan trong JSON
- JSON Web Algorithms (JWA, https://tools.ietf.org/html/rfc7518) định nghĩa phần chữ ký và mã hoá.
- Một token JWT cơ bản trông như sau:
- Sự linh hoạt của JWT cũng là điểm yếu lớn nhất của nó, nhiều cuộc tấn công đã xảy ra nhờ vào sự linh hoạt này. JOSE là một tập các phần thiết kế cho phép lập trình viên chọn từ nhiều thuật toán khác nhau, và không phải sự kết hợp nào cũng đem lại tính bảo mật tốt.
- VD: Vào năm 2015, (http://mng.bz/awKz) Tim McClean đã tìm ra một lỗ hổng trong rất nhiều thư viện JWT về việc ở phần header, ta có thể sửa nó thành thuật toán khác, và thậm chỉ sửa nó thành “none”. Điều này vô tình bảo các thư viện JWT ở phía backend khi kiểm tra token đã không dùng thuật toán nào để kiểm tra mã hoá, và các phần claims bị sửa trái phép không bị phát hiện. (Hay còn được biết đến là JWT None Attack)
Paseto
- Các lỗi trong các quy chuẩn dẫn tới sự phát triển của các công cụ thay thế với hi vọng vẫn chứa các tính năng tương tự nhưng sẽ sửa một số vấn đề của bộ cũ.
- Một ví dụ là Paseto, cung cấp các trình mã hoá đối xứng, khoá public, … hỗ trợ xử lý các vấn đề của Jose và các chuẩn JWT chung.
- Điểm chung ngắn gọn giữa Paseto và Jose là thay vì cho phép lập trình viên mix giữa nhiều cấu phần khác nhau trong bộ Jose, Paseto chứa một bộ fix cứng chung về thuật toán (AESS, RSA, Ed25519, …), giúp giảm thiểu các vấn đề bảo mật xảy ra.
Một số chuẩn chung trong claims của JWT
Thông thường, phần claims sẽ có các mục sau:
JWT trong Database, xoá token
- Các token stateless, chỉ cần ở client side là một cách hay để giảm bớt state khỏi database. Điều này giúp ta scale các api mà không cần nâng cấp nhiều phần cứng database hay phải triển khai nhiều việc hơn.
- Tuy nhiên, việc lưu trữ token ở database lại cho phép ta có một quyền năng lớn, đó là có thể revoke, hay quyết định 1 token có hợp lệ hay không, bằng cách chỉ cần xoá nó khỏi database. Hiển nhiên, việc lưu ở database đi kèm rất nhiều vấn đề về scale, có thể là ta cần nhiều database token cho nhiều service nhỏ khác nhau, nếu ta tập trung nó lại, nó có thể là 1 điểm SPOF (Single Point of Failure), 1 điểm nghẽn trong toàn luồng và chỉ cần nó chết, toàn hệ thống sẽ ngỏm do không có khả năng authentication
- Có một số cách để xử lý vấn đề này. Ta có thể lưu database, tuy nhiên không lưu toàn bộ token mà chỉ cần 1 id unique nào đó mà có thể link với 1 token, khi huỷ hợp lệ 1 token, ta chỉ cần huỷ id đó, khi token đó được gửi bởi client, ta sẽ giải mã ra id và kiểm tra. Điều này giúp ta giảm bớt phần nào đó về database
- Một cách khác là, ta có thể chỉ lưu các token bị huỷ hợp lệ, hay danh sách đen. Khi token được gửi lên ,ta xem nó có trong danh sách đen hay không, thì sẽ từ chối token đó. Các token mà đã hết hạn sử dụng rồi có thể clean up dần đi, giúp database danh sách đen nhỏ
- Một cách khác là thay vì block 1 token, ta có thể chỉ chặn 1 số chức năng ở 1 tập hợp tk. Ví dụ, ta thường có chức năng đăng xuất ở mọi thiết bị khác khi ta đổi mật khẩu, để làm điều này, ta có thể thêm vào database toàn bộ token của người dùng trước ngày nào đó đều bị xoá, điều này giúp giảm không gian cần cho database, nhưng đi kèm query phức tạp hơn.
Tham khảo:
- API Security in Action
- Modern API Architecture
Còn tiếp