Package và Exception trong Java

Package và Exception trong Java
  1. Package trong Java
  1. Định Nghĩa
  • Một Package (gói) trong Java là một nhóm các class, interface và các package con tương tự, liên quan đến nhau. Chúng ta có thể coi package giống như là một folder.
  • Các package trong Java được sử dụng để tránh việc xung đột trong khi đặt tên, để kiểm soát truy cập, giúp bạn tìm kiếm và sử dụng các class, interface… một các dễ dàng hơn.
irlr2uR493p oRCD 6d3UkhGz9Spnw7GqXq c1VOYu5hCjcZAieWIm0qIsFU7VDLqVibAJq5RXdyTP3 MAV22 - quochung.cyou PTIT
  1. Phân loại

a. Các package có sẵn trong Java API:

  • java.lang: Chứa các lớp hỗ trợ ngôn ngữ (ví dụ: lớp được định nghĩa các kiểu dữ liệu nguyên thủy, các phép toán). Package này được import tự động.
  • java.io: Chứa lớp để hỗ trợ input / output (I/O)
  • java.util: Chứa các lớp tiện ích thực hiện các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết, dictionary và hỗ trợ cho các hoạt động date / time.
  • java.applet: Chứa các lớp để tạo Applet.
  • java.awt: Chứa các class để triển khai các thành phần cho giao diện người dùng đồ họa (ví dụ như button, menu,…).
  • java.net: Chứa các lớp để hỗ trợ các thao tác trong mạng (network).

b. Package do người dùng tự định nghĩa

  1. Lợi thế của việc sử dụng Package
  • Package được sử dụng để phân loại lớp và interface giúp dễ dàng bảo trì.
  • Package cung cấp bảo vể truy cập
  • Package khắc phục được việc đặt trùng tên.
  1. Triển khai Package
  • Nếu tên package là traidat.vietnam.hanoi, khi đó có 3 thư mục là: traidat, vietnam, hanoi. Package traidat chứa subpackage – package con vietnam, sau đó package vietnam lại chứa subpackage là hanoi
  • Tên package thường được viết thường hết các chữ cái, và ghi rõ nghĩa của các class nằm trong package. VD package “math” chứa các class toán học, …
- quochung.cyou PTIT
  • Để có thể sử dụng các phương thức, … của class TenClass này. Ta có thể gọi 
3 cmeFmK s1jNykYSFaox2P7S - quochung.cyou PTIT
  1. Exception trong Java
  1. Định Nghĩa
  • Exception (ngoại lệ) là một tình trạng bất thường. Trong java, ngoại lệ là một sự kiện làm gián đoạn luồng bình thường của chương trình. Nó là một đối tượng được ném ra tại runtime.
  • VD: Một chiếc ô tô đang chạy bình thường trên đường, thì bỗng nhiên dừng lại – chương trình dừng lại (RTE – Run Time Error), lúc này do ô tô hết xăng không chạy được nữa, vậy việc “hết xăng” là một ngoại lệ – sự bất thường bỗng xảy ra trong chương trình
mX1rXgYmcRtZrm57u22DkPoi28zX0gqRLNW9a6IZqq5QAR9EBL06tp0MR1bVE1N0pnlSDsNB1vxKotdJE3pfG1pH3Mg0 u6Vi7gw8tFq0C4BBooniVYJp4YftOsVs wrk8Akn2PF58SE - quochung.cyou PTIT
  1. Các loại Exception
  • Checked Exceptions: Các Exceptions là lớp extends từ lớp Throwable ngoại trừ RuntimeException và Error. Các Checked Exception được kiểm tra tại compile-time (Lúc chương trình được biên dịch)
  • Unchecked Exception: Các lớp extends từ RuntimeException được gọi là Unchecked Exception, ví dụ: ArithmeticException, NullPointerException, ArrayIndexOutOfBoundsException,… Các Exception này thường xảy ra khi lỗi đó không lường trước được.
  • Error: Đây là các lỗi không thể cứu chữa được, không thể làm gì khi nó xảy ra được nữa (VD: Hết ram, …)

VD: Khi ta chuẩn bị đi ra ngoài, ta sợ trời có thể mưa nên đã phòng sẵn một cái ô.

Việc trời mưa ta đã lường trước được, nên gọi là Checked Exception, và ta đã khai báo “cái ô” để chuẩn bị trước.

Tuy nhiên có một số vấn đề khác ta không lường được, ví dụ có một vũng nước trên đường, có một cái ô tô chắn không ra khỏi nhà (Các vấn đề phải thực thi chương trình, đi ra ngoài mới có thể gặp)

  • Checked Exceptions
    • IOException: Ngoại lệ liên quan đến file input / output
    • SQLException: Ngoại lệ liên quan đến cú pháp SQL
    • DataAccessException: Ngoại lệ liên quan đến việc truy cập CSDL
    • ClassNotFoundException: Bị ném khi JVM không thể tìm thấy một lớp mà nó cần, do lỗi dòng lệnh, sự cố đường dẫn hoặc tệp, class bị thiếu…
    • InstantiationException: Ngoại lệ khi cố gắng tạo đối tượng của một abstract class hoặc interface
  • UnChecked Exceptions
    • NullPointerException: Ngoại lệ bị ném ra khi cố gắng truy cập một đối tượng có biến tham chiếu có giá trị hiện tại là null
    • ArrayIndexOutOfBound: Ngoại lệ khi cố gắng truy cập một phần tử vượt quá độ dài của mảng
    • IllegalArgumentException: Ngoại lệ bị ném ra khi một phương thức nhận được một đối số được định dạng khác với phương thức mong đợi.
    • IllegalStateException: Ngoại lệ bị ném ra khi trạng thái của môi trường không phù hợp với hoạt động cố gắng thực hiện, ví dụ: Sử dụng Scanner đã bị đóng.
    • NumberFormatException: Ngoại lệ bị ném khi một phương thức chuyển đổi một Chuỗi thành số nhưng không thể chuyển đổi.
    • ArithmeticException: Lỗi số học, chẳng hạn như chia cho 0.
  1. Xử lí Exception

Khối lệnh try-catch:

bZCO49o6XpA3LRRSjXycB2rrPgmItCcrV GJxgZgBlwqALoWqaHhpujkQwaSCA hIF5J6akks2GFZjumQ8GaVh9Zz nEfDnmK60q9OcuS3lkq6EjI 4TsHkkQhanspMRDLdSibXp v1t - quochung.cyou PTIT

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng nhiều khối catch với một khối try duy nhất. (Xử lí nhiều lỗi khi thử làm gì đó)

fW5YcizqGIJL4U624ct2EOmk S1LFAOuq9pUExLLycf u WxnhCDfAWHRr66uJPmXG EERUK1lppMX6IKBSpHTu3EGVlUFUl6ylvs5ToI0LFVLZLXYhLVFU 49Nk5 CV9 zguRSaoKnr - quochung.cyou PTIT
Ảnh

Khối lệnh finally:

  • Khối lệnh finally trong java được sử dụng để thực thi các lệnh quan trọng như đóng kết nối, đóng cả stream,…
  • Khối lệnh finally trong java luôn được thực thi cho dù có ngoại lệ xảy ra hay không hoặc gặp lệnh return trong khối try.
  • Quy tắc:
  • Đối với mỗi khối try, có thể có không hoặc nhiều khối catch, nhưng chỉ có một khối finally.
  • Khối finally sẽ không được thực thi nếu chương trình bị thoát (bằng cách gọi System.exit() hoặc xảy ra một lỗi không thể tránh khiến chương trình bị chết).
  1. Custom Exception

Chúng ta có thể khai báo 1 class mới và extends Exception để trở thành 1 ngoại lệ checked

U ffy4g3NSN4W S6bA64JsgRkDn wCU sp E7rGC4IE3CN61jJSqNrd19zVhl9pL2QSsuM3VjSTehyj1dFMahKL68oC vWLwpMNnmiyIYIEvRbmoP5 Ayjiurl9UwnipTGlBMeJGWsu - quochung.cyou PTIT

Chúng ta có thể khai báo 1 class mới và extends RuntimeException để trở thành 1 ngoại lệ unchecked

EUZ4AZSIHP7tvEZ yf15ysT2LSD y18QIJ98He6BeIF1221MkXN6Fux8R29w4AhQGslU482o 8nYwaLr4EwWvbzxan2PUKCS0EFDDNkGAoC8IQIURXZ6onTbv rwayA9E4RiLYRSFLy - quochung.cyou PTIT

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Leave a Reply